Nguyên nhân tại sao bị đau bụng kinh nguyệt

Đau bụng kinh là hiện tượng trong kỳ kinh nguyệt chị em có biểu hiện bị đau bụng ê ẩm, có lúc đau thành từng cơn quặn bụng. Thực tế bị đau bụng kinh nguyệt là tình trạng phổ biến chung ở phụ nữ, chỉ khác nhau ở mức độ người đau nặng, người đau nhẹ hơn.


Đau bụng kinh nguyệt là một bệnh lý thuộc nhóm bệnh rối loạn kinh nguyệt, một vài nguyên nhân đau bụng là do cấu tạo của cổ tử cung phụ nữ, tuy nhiên có một số trường hợp đau bụng kinh là biểu hiện của bệnh phụ khoa nào đó. Để biết rõ vè tình trạng bạn nên đi khám sớm để được xét nghiệm, điều trị.

Nguyên nhân tại sao bị đau bụng kinh nguyệt


Đau bụng kinh do rất nhiều nguyên nhân gây ra. Vốn dĩ khi hành kinh để đẩy được máu kinh ra bên ngoài âm đạo thì tử cung, cổ tử cung phải co bóp rất mạnh để tạo lực, đây là yếu tố chính gây ra tình trạng đau bụng khi hành kinh. Tuy nhiên đây không phải là nguyên nhân duy nhất gây đau bụng kinh. Chị em còn có thể bị đau bụng kinh từ nhiều yếu tố khác.

Bài viết liên quan: Dấu hiệu nhận biết sắp có kinh nguyệt như thế nào ?

Cổ tử cung quá hẹp: Nhiều phụ nữ bẩm sinh cổ tử cung khá hẹp khiến máu kinh khó lưu thông. Do đó muốn đẩy được kinh nguyệt ra ngoài thì cổ tử cung phải co bóp gấp nhiều lần so với những người có cổ tử cung bình thường, dẫn đến hiện tượng đau bụng kinh. Thông thường với những trường hợp này sau khi kết hôn, sinh nở cổ tử cung rộng hơn thì chị em sẽ không còn đau bụng kinh dữ dội nữa.


Tử cung bị lệch trước hoặc sau: Cũng tương tự như hiện tượng cổ tử cung quá hẹp, tử cung nằm lệch về phía trước hoặc sau cũng là nguyên nhân khiến tử cung phải co bóp rất mạnh, gây ra đau bụng kinh.

Tâm lý: Những căng thẳng, stress, áp lực có thể khiến kinh nguyệt không lưu thông, từ đó gây chướng bụng, đau bụng.

Thức quá khuya: Phụ nữ không nên thức khuya, đặc biệt là trong những ngày “đèn đỏ” vì thức khuya, ngủ không đủ giấc, sinh hoạt thất thường có thể khiến bạn bị đau bụng kinh nặng hơn.

Sử dụng các chất kích thích: Như thuốc lá, rượu, bia, đồ uống có cồn, nước có ga… là những yếu tố góp phần khiến bạn dễ bị rối loạn kinh nguyệt trong mỗi chu kỳ kinh nguyệt và kèm theo các hiện tượng khác như đau bụng kinh, rong kinh.

Ăn nhiều đồ lạnh, ăn thức ăn khó tiêu: Vào ngày hành kinh các bác sỹ thường có lời khuyên dành cho chị em là hạn chế ăn đồ ăn lạnh như hải sản, các loại nước đá, thực phẩm lạnh, các loại thức ăn khó tiêu hóa… vì chúng sẽ khiến bụng bị đầy,  máu kinh chậm lưu thông, từ đó dẫn đến các cơn đau bụng kinh dữ dội.

Do cảm lạnh: Bị mưa ướt, cảm lạnh, cảm cúm… cũng là những nguyên nhân khiến kỳ kinh nguyệt của chị em trở nên khó chịu hơn.

Mắc bệnh phụ khoa: Nếu như chị em bị đau bụng dữ dội, đến mức thường xuyên phải sử dụng thuốc giảm đau… thì có thể là bạn đang mắc bệnh phụ khoa, phổ biến nhất là lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung, ung thư cổ tử cung…. Những căn bệnh này đều rất nguy hiểm nên chị em cần lưu ý.

Do thuốc tránh thai khẩn cấp: Việc sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp trước đó có thể là nguyên nhân khiến kỳ kinh này của bạn trở nên khó chịu hơn. Tốt nhất chị em nên hạn chế sử dụng thuốc tránh thai, chỉ dùng trong hoàn cảnh bất khả kháng và không uống quá 2 lần một tháng.

Các triệu chứng kèm theo hiện tượng đau bụng kinh nguyệt

Đau bụng kinh khác với đau bụng do tiêu hóa ở đặc điểm chị em sẽ cảm nhận thấy các cơn đau bụng ở khu vực từ rốn trở xuống. Phần lớn chị em chỉ bị đau bụng nhâm nhẩm, âm ỉ, không đến mức khó chịu. Tuy nhiên một số trường hợp chị em lại bị đau bụng đến mức dữ dội, quằn quại, không thể sinh hoạt được như bình thường.

Ngoài đau bụng ra, trong thời gian này chị em còn có hiện tượng bị đau thắt lưng, tức ngực, thèm ăn, buồn nôn hoặc dị ứng với một số mùi, đi ngoài ra phân lỏng, ớn lạnh.

Phần lớn mọi người thường bị đau bụng vào đúng ngày hành kinh, đau trong 1 đến 2 ngày đầu là hết. Tuy nhiên có những trường hợp lại bị đau bụng trước ngày kinh nguyệt, đau bụng sau ngày hành kinh hoặc đau xuyên suốt, kéo dài từ trước cho đến khi kỳ kinh kết thúc.

Phụ nữ bị đau bụng kinh nguyệt có ảnh hưởng gì không?


Đau bụng kinh ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống thường ngày của chị em, những cơn đau bụng kinh khiến phụ nữ không thể sinh hoạt được bình thường, gây gián đoạn công việc, lịch trình.

Ngoài ra nếu nguyên nhân gây đau bụng kinh là do các bệnh phụ khoa gây ra thì sức khỏe sinh sản của chị em sẽ bị ảnh hưởng đáng kể, thậm chí có thể dẫn đến vô sinh vĩnh viễn.

Chữa đau bụng kinh nguyệt hiệu quả

Tùy vào tình trạng đau bụng kinh sẽ có những phương pháp chữa bệnh khác nhau theo chỉ định của bác sĩ, cũng có thể kết hợp với các mẹo dân gian chữa bằng thuốc lá, những thực phẩm có tác dụng hỗ trợ điều trị đau bụng kinh cho phụ nữ.

Trường hợp đau bụng kinh nhẹ

Với trường hợp này bạn sẽ không phải đến bệnh viện để điều trị đau bụng kinh mà có thể sử dụng những mẹo chữa đau bụng kinh nguyệt tại nhà như: Uống nước ấm, massge bụng, giữ ấm cho cơ thể...

Trường hợp bị đau bụng kinh nguyệt nghiêm trọng

Đau bụng kinh nguyên nhân chủ yếu bắt nguồn từ sự tiết chế kinh nguyệt của phụ nữ vì vậy chữa đau bụng kinh cũng có ảnh hưởng tới khả năng sinh sản của phụ nữ, nếu sử dụng những phương pháp phẫu thuật để chữa đau bụng kinh bác sĩ sẽ căn cứ vào nguyện vọng của người bệnh.

Phẫu thuật: Loại bỏ hoàn toàn nội mạc tử cung, cắt bỏ tử cung, soi cổ tử cung lấy mẫu xét nghiệm và loại bỏ một số loại polyp tử cung gây hiện tượng đau bụng kinh nguyệt. Những cách làm này ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản của chị em, vì vậy chỉ nên áp dụng với những phụ nữ không có nhu cầu tiếp tục sinh con. Trước khi tiến hành chị em nên xem xét, cân nhắc kĩ lưỡng rồi mới quyết định phẫu thuật.

Chữa đau bụng kinh bằng thuốc: Bổ sung sắt, các loại thuốc chống viêm không chứa thành phần của steroid, một số loại thuốc tránh thai cũng có tác dụng giảm hiện tượng đau bụng kinh nguyệt. Khi sử dụng chị em nên tham khảo ý kiến của bác sĩ tránh những tác dụng phụ xấu xảy ra.

Trên đây là một số tư vấn của chúng tôi về hiện tượng đau bụng kinh ở nữ giới. Nếu còn điều gì băn khoăn bạn có thể đến trực tiếp phòng khám phụ khoa  u Mỹ Việt hoặc gọi vào số điện thoại để được giải đáp nhé

Website: https://benhphukhoabienhoadongnai.blogspot.com